Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Than đá và sự hồi sinh ngoạn mục

Trung Quốc đang phải tăng cường nhập khẩu than đá do sản lượng sản xuất than đá tại quốc gia này giảm. Trong vòng 18 tháng qua, than đá lên gần mức cao nhất tại thị trường châu u và có năm tăng đầu tiên tại thị trường Australia.

Giá than đá đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua vào thời điểm đầu năm nay bởi vấn đề biến đổi khí hậu và tuyên bố kết thúc kỷ nguyên vàng của các loại nhiên liệu tại Trung Quốc của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). 

Than đá và sự hồi sinh ngoạn mục Biểu đồ diễn biến giá than đá trong vòng 1 năm qua

Thời tiết xấu đã ảnh hưởng tới sản lượng của các nhà sản xuất lớn trên thế giới và nhu cầu nhập khẩu tăng cao tại Trung Quốc đã giúp đẩy giá than đá lên cao. Các nhà đầu tư đang tận dụng cơ hội này và dự báo rằng đà tăng này sẽ chưa dừng lại.

Than đá và sự hồi sinh ngoạn mục 1Nhu cầu nhập khẩu than đá của Trung Quốc đã đẩy giá than đá tăng cao

Nhà phân tích Erik Stavseth của Arctic Securities (Olso) cho biết giá than đá đã liên tục giảm trong vòng 4 năm qua. Đợt phục hồi mạnh mẽ gần đây đánh dấu sự trở lại đầy ngoạn mục của loại nguyên liệu quan trọng này.

Nguyên nhân của đà tăng hiện nay có thể là do sự xuất hiện của hiện tượng thời tiết La Nina. Hiện tượng La Nina xảy ra gần nhất là vào giai đoạn 2010-2011. Hiện tượng này đã gây mưa lớn và lũ lụt tại Australia và Indonesia - hai quốc gia xuất khẩu than đá lớn nhất thế giới. Nhóm nghiên cứu BMI Research của Fitch Group Inc cho biết chỉ cần một dự báo tiêu cực về La Nina có thể đẩy giá than đá lên cao hơn nữa. Hiện các nhà khí tượng học đang giảm bớt dự đoán về hiện tượng thời tiết bất lợi này. Hiện tượng thời tiết La Nina có thể kéo dài tới 2 năm.

Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, có một La Nina đã hình thành và 70% nó sẽ tiếp tục hoàn thiện vào mùa đông năm nay. Thế nhưng, Trung tâm Dự báo Thời tiết của Mỹ đã hạ mức dự báo về hiện tượng này từ 75% trong tháng 6 xuống còn 35-45%. Khả năng xảy ra La Nina, theo đánh giá của Australia là 50/50.

Nhật Bản và Mỹ, trong quá khứ đã có nhiều dự báo khác nhau về tình hình khí hậu tại khu vực Thái Bình Dương. Nhật Bản từng cho rằng hiện tượng thời tiết El Nino đã bắt đầu trong khi Mỹ và Australia tuyên bố điều ngược lại vào năm 2004.

Mặt hàng tăng trưởng mạnh mẽ nhất từ đầu năm tới nay là kẽm với tốc độ 41%. Than đá không còn cách kẽm quá xa. Các hợp đồng giao trong quý IV/2016 tới Amsterdam, Rotterdam và Antwerp đã tăng 30% trong năm 2016. Giá than đá chuẩn tại Australia đã tăng 40%.

Chỉ số tổng hợp giá của 24 loại hàng hóa (không bao gồm than đá) Bloomberg Commodities Index đã tăng 7,9% trong năm nay.

Vào tháng 2/2011, giá than đá tại Australia cao gần gấp đôi mức giá hiện nay bởi hiện tượng La Nina vào thời điểm đó đã tàn phá việc sản xuất và cản trở việc vận chuyển loại nhiên liệu này tới châu Phi.

Với viễn cảnh hiện tượng La Nina sẽ tiến triển cực đoan trong thời gian tới, nhà phân tích Diana Bacila tại Nena AS dự báo giá than đá tại châu u trong 6 tháng tới có thể tăng 18-27%.

Hồi tháng 7, Citigroup Inc. dự báo rằng giá than đá có thể sẽ tăng vọt 50% nếu La Nina gây mưa nhiều hơn dự kiến. Trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách xử lý vấn đề dư thừa năng suất, ô nhiễm môi trường và các hầm mỏ thua lỗ, nhập khẩu than đá trong tháng 8 đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 12/2014. Để bình ổn giá, các nhà khai thác và sản xuất đã đồng ý hợp tác trong vấn đề điều chỉnh sản lượng.

Coal India Ltd - công ty khai thác than đá lớn nhất thế giới cho biết sản lượng khai thác của họ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Nguyên nhân của sụt giảm là các cơn mưa lớn và các cuộc biểu tình yêu cầu giảm sản lượng. Hiện các thợ mỏ của họ đang lên tiếng yêu cầu tạo thêm việc làm và tăng lương.

Đợt tăng giá mạnh mẽ và bất ngờ của than đá hiện nay, theo nhà phân tích Barbara Lambrecht tại Commerzbank AG (Đức) là do 2 nguyên nhân chính sau: Nhu cầu nhập khẩu tại Trung Quốc và cuộc đình công tại Ấn Độ.

Một số nhà khoa học đang đặt câu hỏi về tác động thực sự của hiện tượng La Nina lần này. Tuy nhiên, Giám đốc Anthony Barnston của trường đại học Columbia University cho rằng những tác động tới mùa vụ trên toàn cầu của hiện tượng La Nina lần này sẽ tương đối yếu mặc dù không ai có thể chắc chắn điều gì sẽ xảy ra. Giá than đá vẫn có khả năng tiếp tục tăng ngay cả khi không có hiện tượng La Nina.

Một đợt tăng giá mới đã được giám đốc điều hành Ivan Glasenberg của Glencore Plc dự báo trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 8 do thiếu nguồn cung mới và nhu cầu tại Trung Quốc có xu hướng tăng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét